logo
en
vi

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ, TIẾN SĨ NGÔN NGỮ PHÁP LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO LOUVAIN (VƯƠNG QUỐC BỈ)

GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC LIÊN KẾT VỚI TRƯỞNG ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO LOUVAIN (VƯƠNG QUỐC BỈ)

 

1.     Chương trình đào tạo thạc sĩ cấp song bằng

 

Từ năm 2010, Trường Đại học Hà Nội (viết tắt là Hanu) đã kí Thảo thuận hợp tác đào tạo thạc sĩ ngôn ngữ Pháp cấp song bằng với Trường Đại học Công giáo Louvain (viết tắt là UCL), thuộc Vùng sử dụng tiếng Pháp (Wallonie-Bruxelles), Vương quốc Bỉ. Chương trình đào tạo liên kết này đã được Bộ Giáo Dục Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cấp phép thực hiện (xin xem Phụ lục)

 

Trường UCL, thành lập từ năm 1425, là một trong những trường đại học hàng đầu của Cộng đồng sử dụng tiếng Pháp Vùng Wallonie- Bruxelles, Vương quốc Bỉ, hàng năm tiếp đón hơn 3000 sinh viên. Khuôn viên của trường nằm trong một khu đô thị mới là Louvain-la-Neuve.

 1

Chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết được hai trường đối tác Hanu và UCL cùng nhu xây dựng nhằm phát huy thế mạnh của mỗi trường. Chương trình có tổng số tín chỉ là 120 theo quy định của Liên Minh châu Âu, được thực hiện trong 02 năm, gồm : i) 9 môn chung cho sinh viên hai trường, ii) 9 môn mỗi trường chịu trách nhiệm giảng dạy được trường đối tác công nhận tương đương và iii) luận văn thạc sĩ đồng hướng dẫn.

Để được phép học chương trình thạc sĩ liên kết, học viên phải đáp ứng các điều kiện đầu vào của Hanu và UCL như sau.

Đối với Hanu, thi đầu vào gồm 3 môn : Triết học (thi bằng tiếng Việt), Kỹ năng tiếng Pháp (yêu cầu trình độ C1) và ngoại ngữ 2 (yêu cầu trình độ A2).

Đối với UCL : hồ sơ đầy đủ, đúng yêu cầu khi đăng ký nhập học.

Về tổ chức giảng dạy, năm thứ nhất, học viên theo học 12 môn tại Trường Đại học Hà Nội, năm thứ hai học 6 môn và chuẩn bị luận văn tại Louvain-la-Neuve (Bỉ).  

Để đi Bỉ học tập, sinh viên chương trình liên kết được cấp học bổng từ hai nguồn chính: i) học bổng của Cơ quan hợp tác quốc tế của Bỉ (WBI) và ii) học bổng của Chương trình Erasmus+ do Trường UCl quản lí. Học bổng gồm vé máy bay khứ hồi, tiền ăn ở trong thời gian lưu trú ở Bỉ 10 tháng

 

Các giảng viên Việt Nam và Bỉ tham gia giảng dạy trong chương trình liên kết có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, đã thực hiện tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo.

 

Học viên có động cơ học tập cao do được thụ hưởng một chương trình đào tạo tiên tiến, đạt trình độ châu Âu, được học với các giảng viên Bỉ và đặc biệt được học tập 10 tháng tại trường Đại học Cộng giáo Louvain.

749-p
 
Tính đến 12/2019 đã có 41 học viên tốt nghiệp được cấp bằng thạc sĩ của Trường Đại học Hà Nội và của Trường Đại học Công giáo Louvain. Trong số đó nhiều sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi (Grande Dictinction), với điểm trung bình chung các môn học đạt từ17 / 20 điểm (Trần Thị Thu Hiền, giáo viên trường Đại học Ngoại ngữ Huế, và Serge Buelens (sinh viên Bỉ), Nguyễn Thị Thùy Linh (đang làm việc tại Thái Lan), Nguyễn Hữu Ngọc Khánh, Phạm Trần Hạnh Trang, Đặng Hải Ly (giảng viên khoa Pháp, Hanu)  ; đa số học viên tốt nghiệp hạng Khá (Distinction), với điểm trung bình chung đạt từ 15 đến 16/20 ví dụ, Sandrine Bonhomme, Magali Cleymans, sinh viên Bỉ), Nguyễn Anh Thư, Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Thanh Vân, Lê Minh Châu, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Kiều Hoa, Võ Mai Dung, Đinh Thùy Trang, Đinh Thị Thùy Linh...


Đối với những học viên đăng kí chính tại Trường Đại học Hà Nội, giai đoạn hợp tác 2019-2021, mỗi năm, WBI cấp 03 suất học bổng 10 tháng cho 3 học viên, số học viên còn lại được hưởng học bổng của chương trình Erasmus+ . Điều này có nghĩa tất cả các học viên Việt nam đều được đi Bỉ học năm thứ 2 của chương trình thạc sĩ.

 

2.     Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ

 

Được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ 2013, Hanu và UCL hợp tác thực hiện chương trình đào tạo tiến sĩ cấp song bằng (Bằng tiến sĩ ngôn ngữ và văn học của UCL ; Bằng Tiến sĩ ngôn ngữ Pháp của Hanu). Thỏa thuận hợp tác đào tạo giữa hai trường quy định nghiên cứu sinh phải đáp ứng các điều kiện đầu vào của Việt Nam và Bỉ, phải có ít nhất 25 % thời gian nghiên cứu tại Bỉ với sự tài trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế của Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp (WBI).



Giai đoạn hợp tác 2019-2021, mỗi năm WBI dành 03 suất học bổng 06 tháng cho nghiên cứu sinh đăng kí tại Trường Đại học Hà Nội.

 

Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ sẽ được nhận 02 bằng tiến sĩ do 02 trường liên kết cấp. Trường Đại học Hà Nội cấp bằng Tiến sĩ ngôn ngữ Pháp theo quy định hiện hành của Việt Nam. Trường Đại học Louvain cấp bằng Tiến sĩ Ngữ Văn (Docteur en Langues et Lettres) theo quy định hiện hành của Vương quốc Bỉ. 

 

Tính đến 12/2019, Trường Đại học Hà Nội đã phối hợp với trường đối tác đã tuyển được 07 nghiên cứu sinh (3 người là giáo viên trường ĐH Hà Nội, 01 giáo viên Trường Đại học Ngoại ngữ-ĐH QG Hà Nội, 01, giáo viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội, 01 giáo viên trường ĐH Huế, 01 giáo viên trường Chu Văn An, theo đúng Quy chế đào tạo tiến sĩ của Bộ GD và ĐT và Quy định đào tạo tiến sĩ của Trường ĐH Hà Nội. 

 

Trong khuôn khổ chương trình liên kết, hai NCS là Hà Thị Ngọc Bảo và Đỗ Quỳnh Hương đã bảo về thành công luận án tiến sĩ vào tháng 4 và tháng 5 năm 2019. NCS Nguyễn Sinh Viện đã bảo vệ thành công luận án cấp cơ sở, dự kiến sẽ bảo vệ cấp Trương vào 3/2020.

 

Có thể nói trường Đại học Hà Nội và trường Đại học Louvain đã đi tiên phong trong việc phát triển mô hình đào tạo liên kết cấp song bằng. Kết quả thực hiện chương trình đào tạo liên kết những năm qua khẳng định đây là một mô hình phù hợp với xu thế hợp tác quốc tế hiện đại, mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các đối tác, là mô hình hợp tác quốc tế thực sự, đúng nghĩa của từ "hợp tác" bởi lẽ các đối tác làm việc bình đẳng trên mọi phương diện, trên cơ sở tuân thủ quy chế đào tạo của mỗi trường, cùng chung sức thực hiện mục đích chung là góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Nghị định số 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức công nhận hình thức hợp tác này. Cả hai chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ liên kết đều đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép thực hiện.

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỮ SINH NARA

06 VISA ĐI HỌC THẠC SỸ TẠI NHẬT BẢN ĐANG CHỜ NGƯỜI NHẬN
33432955 204676723482171 8303670524890841088 n

Chỉ cần bạn có Bằng cử nhân Ngôn ngữ Nhật của Việt Nam, có chứng chỉ N1 năng lực tiếng Nhật là bạn đã đủ điều kiện đăng kí dự tuyển chương trình liên kết đào tạo thạc sỹ chuẩn quốc tế giữa Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học nữ sinh Nara Nhật Bản, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về giảng dạy, dịch thuật và nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam. 

Bạn sẽ có 1 năm học tại cố đô Nara cổ kính sau 1 năm học tại Trường Đại học Hà Nội. Trường Đại học nữ sinh Nara là một ngôi trường công lập có lịch sử lâu đời và có truyền thống đào tạo, nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản. Đến với chương trình này, bạn sẽ được các giáo sư, tiến sĩ của Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học nữ sinh Nara trực tiếp giảng dạy, được học những môn học chuyên sâu như Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Nhật, Nghiên cứu ngôn ngữ học Nhật, lý luận và thực tiễn dịch thuật, nghiên cứu văn hóa Nhật, đối chiếu ngôn ngữ Nhật-Việt v.v. 
33232507 204676686815508 2983030747587149824 n

33224622 204676623482181 2935625647352971264 n

Đừng để lỡ cơ hội sở hữu 2 tấm bằng thạc sỹ: Thạc sĩ ngôn ngữ Nhật do Trường Đại học Hà Nội cấp, và Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật do Trường Đại học Nữ sinh Nara cấp. 

Ngay ngày mai bạn hãy đến đăng kí tại Văn phòng Khoa Đào tạo Sau đại học, Phòng 211 nhà C, Trường Đại học Hà Nội để dành cơ hội sở hữu tấm Visa này.

Điện thoại liên hệ: 024.38544498 

Chuyên mục phụ